Mô tả
Tranh tứ quý vịt sen thuộc dòng tranh tứ quý truyện trong tranh dân gian Đông Hồ. Bộ tứ quý vịt sen là câu truyện cảm động về lòng chung thủy sắt son tấm gương sáng đạo vợ chồng của lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân. Mời các bạn cùng tìm hiểu
I – Đôi nét về tranh tứ quý Vịt Sen dân gian Đông Hồ treo tường đẹp
Tranh tứ quý Vịt Sen dân gian Đông Hồ treo tường đẹp được các nghệ nhân in khắc bằng các bản khắc gỗ trên giấy điệp. Và AmiA vinh dự được là một trong những đơn vị chuyên bán dòng tranh đân gian Đông Hồ chính gốc. Bức tranh mang giá trị nhân vân cực kì tốt đẹp qua từng tấm tranh, và xuyên suốt cả bộ tranh.
Bức tranh tứ quý vịt sen là hành trình của một câu chuyện tình cảm vợ chồng thủy chung son sắc của “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Tống Trân” kết duyên cùng người vợ mang tên “Cúc Hoa”.
+) Bức tranh đầu tiên: là hình ảnh đôi chim bên khóm trúc bay lượn, quấn quýt bên nhau như hình ảnh của những đôi vợ chồng Son. Và đó là Tống Trân và Cúc Hoa trong câu truyện Nôm khuyết danh nổi tiếng “Tống Trân – Cúc Hoa”. Tống Trân là vị trạng nguyên xuất thân từ nhà nghèo khổ. Sau đó gặp Cúc Hoa trong một lần dẫn mẹ già đi ăn xin. Cúc Hoa đem lòng yêu mến chàng, bị cha chối từ, đi theo Tống Trân và làm vợ của người. Từ đó, Cúc Hoa phụng dưỡng mẹ già, nuôi chồng đi thi khoa cử.
+) Bức tranh thứ hai trong bộ tranh tứ quý là hình ảnh của cặp Vịt Sen. Ý nghĩa tranh dân gian Đông Hồ Vịt Sen ở bức tranh này ngụ ý nói lên sự thông đạt trong thi cử đỗ đạt, thành danh. Nó còn có ý nghĩa hấp thụ tài khí từ ngoài vào khi treo tranh nhà.
Tức lúc này, Tống Trân đã đỗ Trạng Nguyên được nhà vua yêu quý và có ý muốn gả công chúa cho chàng. Tống Trân chối từ vì đã có người vợ Cúc Hoa gắn bó, sẻ chia từ những lúc khó khăn. Vì bị Tống Trân chối từ, công chúa ấm ức và muốn cha cho Tống Trân đi sứ bên nước Tần (Trung Quốc) lúc bấy giờ.
Vì là sứ của đất nước An Nam tiểu quốc, nên Tống Trân bị nhà vua Tần khinh ghét. Đặt nhiều cạm bẫy, thử thách nhưng nhờ tài ba, thông minh chàng đều vượt qua hết. Nhà vua Tần từ khinh ghét chuyển sang mến phục, có ý muốn gả công chúa nước Tần, nhưng một lần nữa Tống Trân từ chối.
+) Bức tranh thứ 3 trong bộ tranh tứ quý Vịt Sen là hình ảnh hoa Cúc đại diện cho mùa Thu. Cúc là loài hoa tượng trưng cho sự trường thọ, sự cao thượng, phúc lộc dồi dào. Hoa cúc còn là loài hoa : “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” – Tức “Lá hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành, dù đã héo quắt” ngụ ý cho lòng chung thủy chờ chồng của Cúc Hoa dành cho Tống Trân.
+) Bức tranh thứ 4 thuộc bộ tứ quý Vịt Sen trong tranh dân gian Đông Hồ. Là hình ảnh Đàn gà bên hoa hồng. Hoa hồng là loài hoa nở bốn mùa biểu tượng cho sự sung túc, ấm cúng. Được kết hợp cùng hình ảnh chú gà trống cùng gà mái và đàn gà con đang kiếm ăn chính là cái kết đẹp. Cho một gia đình sum vầy hạnh phúc mãi bên nhau sau khi trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống.
===>>> Bộ tranh tứ quý Vịt Sen một tấm gương về lòng thủy chung son sắc của đạo vợ chồng thật đẹp. Treo tranh trong nhà mang ý nghĩa chúc cho vợ chồng trăm năm hạnh phúc, cuộc sống sung túc con cháu vui vầy. Đây cũng chính là lý do vô cùng ý nghĩa để bộ tranh Vịt Sen được ưu ái treo trong phòng khách của gia đình.
I- Thông tin cơ bản Tranh tứ quý Vịt Sen dân gian Đông Hồ treo tường đẹp
♣ Mã tranh: Tranh tứ quý vịt sen
♣ Kích thước cơ bản: 45cm x 106cm x4 tấm, tổng 4 tấm là 180cm x 106cm.
♣ Chất liệu :
+ ) Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ dán (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, cũng có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
+ ) Màu sắc được sử dụng trong tranh Đông Hồ là màu tự nhiên: màu đen lấy từ than gỗ xoan, rơm nếp hay than lá tre được ngâm kĩ trong chum vại vài tháng rồi mới sử dụng được; màu xanh lấy từ gỉ đồng hay lá chàm – lá ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, họ thường dùng để nhuộm quần áo; màu vàng lấy từ hoa giành giành, hoa hòe – loài hoa về mùa hè người ta vẫn dùng để sắc nước uống thanh nhiệt; màu đỏ lấy từ gỗ vang và sỏi son trên núi Thiên Thai; màu trắng lấy từ điệp. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô.
+ )Ván khắc in tranh có hai loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực.
+ )Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30-40 chiếc. Ván in nét được làm bằng gỗ mỡ bởi vì khi phết màu nên để in tranh gỗ mỡ có khả năng giữ màu cao hơn nhiều loại gỗ khác
♣ Liên hệ 0916.225.866 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
♣ Xuất xứ: Siêu thị tranh đẹp AmiA – Công ty TNHH AmiA Việt Nam – nhập từ gốc làng tranh Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Bán tại Hà Nội và gửi hàng đi toàn quốc, nước ngoài
===>>> Xem thêm nhiều mẫu hơn tại: tranh dân gian Đông Hồ
[Lưu ý: Sản phẩm được cung cấp bởi đối tác của Nội thất Nam Định. Thông tin và giá bán sản phẩm có thể thay đổi theo thời điểm cụ thế. Quý khách vui lòng bấm vào nút ‘Bấm Xem Giá + Đặt Hàng‘ ở phía trên để tới trang nguồn sản phẩm của nhà cung cấp và đặt mua].